Nếu hoạt động kinh doanh dựa trên sản phẩm của bạn đang phát triển, có khả năng bạn sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về việc mở rộng quy mô sản xuất. Trong khi xem xét những khoản đầu tư nào là cần thiết để tăng các đơn đặt hàng, bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định in tem nhãn một cách dễ dàng nhất.
Tem dán sản phẩm là gì?
Tem dán sản phẩm được thiết kế để phân biệt các sản phẩm trên thị trường. Chúng có vô số hình dạng và kích cỡ nhưng thường có tên thương hiệu, tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, danh sách thành phần, hướng dẫn sử dụng…
Chúng khác với nhãn mã vạch, nhãn vận chuyển, nhãn phụ mà các máy in văn phòng là đủ dùng. Tem dán sản phẩm được thiết kế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số bán hàng, nâng cao nhận thức về thương hiệu…
Vì lý do này, việc có ten dán sản phẩm chất lượng cao là cực kỳ quan trọng – chúng là ấn tượng đầu tiên về sản phẩm của bạn.
Nó cũng là một phần thiết yếu trong quá trình đưa sản phẩm của bạn ra thị trường.
In tem dán sản phẩm như thế nào?
Để tạo tem sản phẩm hoàn hảo, hãy xem xét kích thước và hình dạng nhãn bạn muốn. Đo thùng chứa của bạn và kiểm tra các kích thước và hình dạng khác nhau cho đến khi bạn thấy phù hợp. Không có tem chung cho tất cả sản phẩm, không có sự lựa chọn đúng hay sai. Đây là một nghệ thuật mà bạn phải sáng tạo càng nhiều càng tốt.
Tiếp theo, hãy bắt đầu thiết kế. Có hàng chục website thiết kế tem dán trực tuyến. Nhưng với mức độ quan trọng của tem nhãn với bán hàng và tiếp thị. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm một nhà thiết kế đồ họa hoặc công ty chuyên nghiệp.
Khi đã có trong tay một thiết kế, đã đến lúc tìm ra công việc hậu cần cho quá trình in tem dán của bạn.
Các nội dung trên tem dán
Không có quy định về các thông tin nên có trên tem nhãn. Chúng ta nên suy nghĩ theo hướng, cần giải đáp các thắc mắc của người mua hàng trước khi mua sản phẩm. Thông tin nào khách quan tâm nhất, thông tin nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Ví dụ:
- Tên sản phẩm
- Tên thương hiệu – nhà sản xuất
- Thông điệp truyền tải
- Công dụng – thành phần – hướng dẫn sử dụng
- Ngày sản xuất, ngày hết hạn
- Chứng nhận – giải thưởng.
- Tên đơn vị nhập khẩu phân phối nếu có
- Mã vạch, mã QR để quét hàng giả.
Các lựa chọn in tem dán sản phẩm?
Bạn có hai lựa chọn chính thu hút các doanh nghiệp ở mọi giai đoạn của quy trình: thuê ngoài công việc hoặc tự in nhãn sản phẩm.
Gia công sản xuất tem nhãn
Khi số tem mỗi lần cần in cao, có thể dự đoán và thiết kế không thay đổi thường xuyên. Bạn nên gửi nhãn của mình đến một công ty in gần nơi bạn ở là giải pháp tốt nhất.
Tự in
Bạn có thể mua một máy in tem nhãn ở các cửa hàng điện máy hoặc văn phòng phẩm. Nó thường là máy in laser, các thiết kế của bạn có thể được in màu và thành phẩm ở các tờ tiêu chuẩn A4.
Chi phí tem dán cho việc tự in có thể cao hơn, nhưng bạn có thể thuận tiện thay đổi thiết kế và sản xuất bất kể lúc nào.
Nhà in chuyên nghiệp
Nếu bạn có đơn hàng in cực lớn hoặc yêu cầu chất lượng tem dán sản phẩm cực cao. Các xưởng in lớn với các máy in offset trị giá hàng triệu đô sẽ sản xuất cho bạn.
Những tem này sẽ sử dụng các khuôn in có chi phí ban đầu cao, yêu cầu thời gian sản xuất lâu. Có thể sản xuất dạng cuộn để sử dụng cho các máy dán tem nhãn.
Gia công thành phẩm tem dán
Gia công là những bước cần làm sau in để làm cho tem nhãn trông chuyên nghiệp, bắt mắt, thu hút hơn để gia tăng doanh số bán hàng. Có rất nhiều hình thức gia công có thể được áp dụng, tùy theo yêu cầu khách hàng mà sẽ được áp dụng, bao gồm:
Cán màng: có hai loại là cán màng bóng hoặc cán màng mờ. Cán màng bóng thu hút ánh nhìn tức thì, bóng bảy, chói lóa. Trong khi cán màng mờ mang sự phản chiếu vừa đủ, huyền ảo và sang trọng.
Ép kim: một máy ép sẽ dập các màng kim loại lên bề mặt tem nhãn. Các chi tiết được ép kim thường là các chi tiết quan trọng cần làm nổi bật để thu hút khách hàng. Ép kim sẽ tốn khá nhiều chi phí nhưng sẽ tăng sự cao cấp lên đáng kể.
Cắt bế: hay còn có tên gọi khác là bế demi. Là hình thức gia công chỉ có ở sản phẩm tem nhãn. Các con tem sẽ được cắt thành từng con riêng biệt để lột ra dán dễ dàng bằng máy hoặc bằng tay.
Chất liệu in tem dán sản phẩm
Có rất nhiều sản phẩm cần dán tem, nó là quy chuẩn trước khi đưa bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường. Vì thế các nhà sản xuất cũng cho ra đời rất nhiều chất liệu với hiệu ứng bề mặt khác nhau. Chúng phù hợp với hầu hết các máy in hiện nay, đôi khi chỉ cần thay đổi loại mực cho phù hợp là được.
Decal giấy: nó có bề mặt bằng giấy nên rất phù hợp với các máy in, dễ in, màu sắc đẹp, mực nhanh khô. Đặc biệt là nó rẻ hơn rất nhiều so với các loại decal bằng các chất liệu khác. Nếu tem nhãn không tiếp xúc với nước, độ ẩm, nhiệt độ, hóa chất.. thì decal giấy là phù hợp.
Decal nhựa: decal nhựa bù đắp các khuyết điểm của decal giấy. Tức là nó rất bền, chống nước, chống chịu môi trường rất tốt. Tuy nhiên bề mặt bằng các loại nhựa nên nó có giá thành nguyên liệu cao.
Decal trong: là loại vật liệu cũng khá được ưa chuộm, bởi khả năng nhìn xuyên thấu qua lớp nền không in. Nó rất thích hợp để dán ly, chai, lọ trong suốt để nhìn thấy sản phẩm bên trong.
Decal xi: các cuộn decal xi được phủ sẵn một lớp màng kim loại ở trên bề mặt. Bạn sẽ in ấn trên lớp màng này, có rất nhiều màu nhưng thường gặp nhất là xi vàng, xi bạc. Cần lót mực trắng ở các phần tử cần in ấn để có màu sắc đúng theo thiết kế.
Decal 7 màu: là chất liệu có bề mặt phản quang mạnh, khi nhìn vào sẽ thấy đủ 7 màu sắc cơ bản của ánh sáng, mỗi góc nhìn sẽ có màu khác nhau. Còn gọi là tem hologram, chuyên dụng để in các tem nhãn đặc biệt.
Các loại tem dán
Tem nhãn là tên gọi chung của tất cả các loại tem bạn dùng để dán lên sản phẩm cho rất nhiều mục đích khác nhau. Sau đây tôi sẽ liệt kê một vài loại tem nhãn mà chúng tôi thường in ấn nhé.
Tem bảo hành: thường sử dụng loại vật liệu decal bể để in ấn. Khi dán lên sản phẩm sau khi lột ra sẽ bị hư hỏng. Nhằm mục đích tránh người dùng tự ý sửa chữa thiết bị.
Tem chống giả: thường sử dụng loại vật liệu decal hologram. Vì nó rất khó để làm giả trừ khi sử dụng đúng nguyên liệu hologram ban đầu, nên ưa chuộm làm tem chống giả.
Tem dán sản phẩm: là tem dán lên để cung cấp các thông tin quan trọng của sản phẩm. Có vai trò quảng bá thương hiệu, tăng tỷ lệ mua hàng.
Tem niêm phong: dùng niêm phong chứng tỏ tài liệu, máy móc chưa được mở ra. Nếu đã mở ra tem này sẽ bị rách không thể khôi phục.
Quy trình in tem dán sản phẩm
Liên hệ: thông qua các kênh website, zalo, số điện thoại, giới thiệu… Khách hàng sẽ gửi các thông tin như chất liệu, kích thước, quy cách, số lượng… Dựa vào các yêu cầu qua một phần mềm tính toán giá nội bộ một báo giá sẽ được gửi. Nói chung in càng nhiều tem giá càng rẻ, vì các máy công nghiệp sẽ cần ít nhất 1000 bản in. Nếu báo giá thành công chuyển sang bước 2.
Thiết kế: bộ phận thiết kế sẽ kiểm duyệt file thiết kế tem nhãn của bạn để nó đạt chuẩn in ấn. Nếu bạn chưa có file thiết kế thì thiết kế mới, nếu bạn in số lượng trên 1000 tem, thiết kế miễn phí. Chuyển sang bước 3.
In ấn: thông thường chúng tôi sẽ in thử cho bạn một mẫu bằng file pdf và gửi cho bạn để kiểm tra. Nếu bạn ở TPHCM bạn có thể đến trực tiếp xưởng để xem mẫu thực tế. Việc khách đến xem trực tiếp sẽ hạn chế tối đa các lỗi không đáng có. Lúc này các máy in công nghiệp đã sản xuất hết công suất để in tem nhãn của bạn.
Gia công sau in: tiến hành cán màng, cắt bế, ép kim, phủ uv, đóng gói… theo yêu cầu quý khách.
Giao hàng: sau 3-5 ngày sản xuất tem nhãn của bạn đã sẵn sàng được giao. Nếu bạn ở TPHCM các nhân viên giao nhận của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn miễn phí.
Bảng giá in tem dán
Giá in tem dán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng các yếu tố sau sẽ ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm:
Số lượng: in trên 1000 tem giá sẽ cực rẻ, in vài trăm con phải in nhanh từng con nên đắt hơn.
Kích thước: kích thước tem càng to càng tốn giấy decal, tốn mực in nên giá sẽ cao hơn.
Hình thức: in cuộn sẽ đắt hơn in dạng tờ.
Chất liệu: tem nhựa, tem nhũ vàng, tem bạc, tem 7 màu sẽ đắt hơn khi so với tem bằng decal giấy.
Gia công: càng nhiều hình thức gia công sau in thì càng đội giá in tem nhãn decal lên cao hơn.
Dựa vào các chi tiết trên tôi sẽ có bảng giá như sau:
Số Lượng | 3x3cm | 4x4cm | 5x5cm | 6x6cm | 7x7cm |
100 nhãn | 142000 | 142000 | 166000 | 218000 | 241000 |
400 nhãn | 209000 | 270000 | 335000 | 418000 | 445000 |
1000 nhãn | 260000 | 350000 | 420000 | 540000 | 600000 |
5000 nhãn | 480000 | 590000 | 780000 | 930000 | 1020000 |
Any comments?